David Woodard
David Woodard | |
---|---|
Woodard vào năm 2020 | |
Sinh | Santa Barbara, California, Hoa Kỳ | 6 tháng 4, 1964
Nghề nghiệp | Nhạc trưởng, nhà văn |
Quốc tịch | Hoa Kỳ Canada |
Alma mater | Đại học California, Santa Barbara |
Trào lưu | Chủ nghĩa hậu hiện đại |
Phối ngẫu | Sonja Vectomov |
Con cái | 2 |
Chữ ký | |
Website | |
davidwoodard |
David James Woodard (UK: /ˈwʊdɑːrd/ ⓘ, US: /ˈwʊdərd/; sinh ngày 6 tháng 4 năm 1964 tại thành phố Santa Barbara, California) là một nhà văn và nhạc trưởng người Mỹ. Trong những năm 1990, ông đã tạo ra thuật ngữ prequiem (nhạc cầu siêu), loại từ ghép âm của preemptive và requiem, để mô tả thực tiễn Phật giáo của ông trong việc sáng tác âm nhạc dành cho diễn tấu trong lúc hoặc vừa trước khi cái chết diễn ra với một chủ tưởng.[1][2]
Các buổi tưởng niệm ở Los Angeles mà Woodard đã từng làm nhạc trưởng hoặc chỉ đạo âm nhạc bao gồm một buổi lễ cộng đồng năm 2001 được tổ chức tại nơi trước đây là tuyến đường sắt cáp kéo Angels Flight để tưởng nhớ tai nạn thương vong của Leon Praport và người vợ góa bị thương Lola.[3][4]:125 Ông đã tổ chức những lễ cầu siêu cho động vật hoang dã, bao gồm cả một con bồ nông nâu ở California trên đỉnh đồi của một bãi biển nơi con thú này rơi xuống.[5][6]:152–153[note 1]
Woodard được biết đến với những mô phỏng Dreamachine của ông, một loại đèn có tác động đến tâm lý đã được trưng bày trong các bảo tàng nghệ thuật trên toàn thế giới. Tại Đức và Nepal, ông được biết đến với những đóng góp cho tạp chí văn học Der Freund, bao gồm các bài viết về quả báo của các giống loài, ý thức của thực vật và sự việc Paraguay chiếm Nueva Germania làm thuộc địa.[7]
Trình độ học vấn
[sửa | sửa mã nguồn]Woodard được đào tạo tại The New School for Social Research và Đại học California, Santa Barbara.
Nueva Germania
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2003 Woodard được bầu làm thành viên hội đồng tại Juniper Hills (Quận Los Angeles), California. Với chức vụ này, ông đề xuất một mối quan hệ kết nghĩa với Nueva Germania, Paraguay. Để tiến hành kế hoạch của mình, Woodard đã đi đến những xã hội không tưởng ngày trước, nơi mà người ta ăn chay / tôn trọng nữ quyền và đã gặp gỡ lãnh đạo thành phố. Sau chuyến thăm đầu tiên, ông đã quyết định không theo đuổi mối quan hệ kết nghĩa, nhưng ông đã tìm thấy trong cộng đồng này một đối tượng nghiên cứu cho các bài viết sau này. Cụ thể, thứ cho ông sự hứng thú là những ý tưởng siêu nhân học nguyên bản của nhà kế hoạch đầu cơ Richard Wagner và Elisabeth Förster-Nietzsche, người cùng với chồng bà, Bernhard Förster, đã phát hiện và sống trong vùng đất thuộc dịa này từ năm 1886 đến năm 1889.
Từ năm 2004 đến năm 2006, Woodard đã tiến hành nhiều chuyến thám hiểm đến Nueva Germania, giành được sự ủng hộ của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney.[9] Vào năm 2011 Woodard đã cho phép nhà văn người Thụy Sĩ Christian Kracht xuất bản một lượng lớn thư tín trao đổi của họ, phần lớn liên quan đến Nueva Germania,[10]:113–138 trong hai phần sách của nhà xuất bản Wehrhahn Verlag thuộc Đại học Hanover.[11]:180–189 Trong nội dung thư trao đổi, Frankfurter Allgemeine Zeitung nói, "[Woodard và Kracht] xóa bỏ ranh giới giữa cuộc sống và nghệ thuật."[12] Der Spiegel cho rằng tập đầu tiên, Five Years, tập. 1,[13] là "công cuộc chuẩn bị tinh thần" cho cuốn tiểu thuyết mới của Kracht, cuốn Imperium.[14]
Theo Andrew McCann, "Kracht cùng Woodard tạo nên cuộc hành trình đến những gì còn sót lại của nơi này, nơi các hậu duệ của những người định cư nguyên thủy sống dưới điều kiện suy giảm đột biến. Như trong nội dung điện tín tiết lộ, Kracht thực hiện mong muốn của Woodard để thúc đẩy đặc trưng văn hoá của cộng đồng, và xây dựng một ngôi nhà opera Bayreuth thu nhỏ trên khu đất mà trước đây gia đình Elisabeth Förster-Nietzsche đã từng sống".[15] Trong những năm gần đây, Nueva Germania đã được cải thện để trở thành một điểm đến thú vị hơn, với các nơi nghỉ trọ và bảo tàng lịch sử tạm thời.
Dreamachine
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1989 đến năm 2007, Woodard đã chế tạo các mô phỏng của Dreamachine,[16] một thiết bị sáng đèn do Brion Gysin và Ian Sommerville chế tạo ra, nó bao gồm một ống trụ có rãnh, làm bằng đồng hoặc giấy, xoay quanh một chiếc đèn điện—khi nhìn vào nó với đôi mắt nhắm lại, máy có thể kích thích những ảo giác về tâm lý tương tự như hiệu ứng của say ma tuý hoặc nằm mơ.[note 2]
Sau khi đóng góp một bản mô phỏng Dreamachine cho Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles năm 1996 để nghiên cứu những hồi tưởng trực quan phục vụ cho cuốn Ports of Entry của William S. Burroughs,[17][18] Woodard đã kết bạn với tác giả này và gửi tặng ông một Dreamachine "mô hình Bohemian" (bằng giấy) nhân dịp sinh nhật lần thứ 83 và cũng là cuối cùng của ông ấy.[19][20]:23 Sotheby's đã bán đấu giá chiếc máy cũ cho một nhà sưu tập tư nhân vào năm 2002, và chiếc mới hơn thì vẫn còn là tài sản của Burroughs và được cho mượn trưng bày dài hạn tại Bảo tàng Nghệ thuật Spencer.[21]
Tham khảo và chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Carpenter, S., "In Concert at a Killer's Death", Los Angeles Times, 9 tháng 5 năm 2001.
- ^ Rapping, A., Chân dung Woodard (Seattle: Getty Images, 2001).
- ^ Reich, K., "Family to Sue City, Firms Over Angels Flight Death", Los Angeles Times, Ngày 16 tháng 3 năm 2001.
- ^ Dawson, J., Los Angeles' Angels Flight (Mount Pleasant: Arcadia Publishing, 2008), trang 125.
- ^ Manzer, T., "Pelican's Goodbye is a Sad Song", Press-Telegram, Ngày 2 tháng 10 năm 1998.
- ^ Allen, B., Pelican (Luân Đôn: Reaktion Books, 2019), trang 152–153.
- ^ Carozzi, I., "La storia di Nueva Germania", Il Post, Ngày 13 tháng 10 năm 2011.
- ^ Chandarlapaty, R., "Woodard and Renewed Intellectual Possibilities", trong Seeing the Beat Generation (Jefferson, NC: McFarland & Company, 2019), trang 142–146.
- ^ Epstein, J., "Rebuilding a Home in the Jungle", San Francisco Chronicle, 13 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ 2016-10-09 tại Wayback Machine.
- ^ Schröter, J., "Interpretive Problems with Author, Self-Fashioning and Narrator", trong Birke, Köppe, biên tập viên, Author and Narrator (Berlin: De Gruyter, 2015), trang 113–138.
- ^ Woodard, D., "In Media Res", 032c, mùa hè năm 2011, trang 180–189.
- ^ Link, M., "Wie der Gin zum Tonic", Frankfurter Allgemeine Zeitung, ngày 9 tháng 11 năm 2011.
- ^ Kracht, C., & Woodard, Five Years (Hannover: Wehrhahn Verlag, 2011).
- ^ Diez, G., "Die Methode Kracht", Der Spiegel, ngày 13 tháng 2 năm 2012.
- ^ McCann, A. L., "Allegory and the German (Half) Century" Lưu trữ 2016-10-09 tại Wayback Machine, Sydney Review of Books, ngày 28 tháng 8 năm 2015.
- ^ Allen, M., "Décor by Timothy Leary", The New York Times, ngày 20 tháng 1 năm 2005. Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 22 tháng 4 năm 2015.
- ^ Knight, C., "The Art of Randomness", Los Angeles Times, ngày 1 tháng 8 năm 1996.
- ^ Bolles, D., "Dream Weaver", LA Weekly, 26 tháng 7—1 tháng 8 năm 1996.
- ^ Đại sứ quán Hoa Kỳ, Prague, "Literary Centenary", tháng 10 năm 2014.
- ^ Woodard, "Burroughs und der Steinbock", Schweizer Monat, tháng 3 năm 2014, trang 23.
- ^ Bảo tàng Nghệ thuật Spencer, Dreamachine, Đại học Kansas.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về David Woodard. - Trích dẫn liên quan tới David Woodard tại Wikiquote
- Văn học của David Woodard trong danh mục Helveticat của Thư viện Quốc gia Thụy Sĩ
- David Woodard tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ
- Website chính thức